Hiếm có một cuốn sách nào có thể cắt nghĩa được phạm trù cái đẹp tỉ mỉ và cẩn trọng như công trình của Umberto Eco. Từ những câu chữ đầu tiên, ông đã đặt cho độc giả của mình một câu hỏi: Liệu cái đẹp và cái tốt có phải là một?Đành rằng giữa đẹp và tốt tồn tại một mối liên hệ chặt chẽ trong nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau của con người, nhưng hai khái niệm này lại không thực sự đồng nghĩa. Hay nói cách khác, tốt là những điều chúng ta muốn có cho bản thân, trong khi đẹp là không mang trong mình sự tư hữu đó.
Đi ngược lại những khuôn mẫu cơ bản nhất của con người cho rằng cái đẹp có liên quan mật thiết đến nghệ thuật, thậm chí nghệ thuật đại diện cho cái đẹp, Umberto Eco khẳng định mối quan hệ này “hoàn toàn không hiển nhiên như chúng ta nghĩ”. Dù vậy, lý do cuốn sách Lịch sử cái đẹplại sử dụng phần lớn dẫn chứng minh họa là các tác phẩm nghệ thuật là bởi trong nhiều thế kỷ qua, chính các nghệ sĩ, nhà thơ, tiểu thuyết gia là những người nói cho chúng ta biết cái gì được họ coi là đẹp, và họ cũng để lại dẫn chứng về chúng.
Cái đẹp chưa bao giờ là tuyệt đối và bất biến mà mang nhiều diện mạo khác nhau tùy thời kỳ lịch sử và tùy quốc gia. Điều này được áp dụng không chỉ cho cái đẹp hình thể (của đàn ông, phụ nữ hay phong cảnh thiên nhiên) mà cả cái đẹp tâm linh, ý niệm, Đấng cứu thế hay thần thánh. Bởi vậy, theo dòng thời gian, cuốn bách khoa thư Lịch sử cái đẹp của Umberto Eco sẽ đưa độc giả đi từ thời Hy Lạp cổ đại tới tận ngày nay, để hé mở cánh cửa của sự đẹp dưới quan điểm của thời đại.
Chương I và chương II tập trung vào lý tưởng thẩm mỹ thời Hy Lạp cổ đại, trong đó tác giả phác họa khái niệm sơ khởi của con người đương thời về cái đẹp là một thứ thường gắn liền với các môn nghệ thuật.
Chương III xem xét cái đẹp như là tỷ lệ và sự hài hòa, thể hiện ở các yếu tố như: cân đối về số học, hài hòa về nhịp điệu âm nhạc, hợp lý về tỷ lệ trong kiến trúc dưới góc nhìn của hình học không gian và biểu tượng học.
Chương IV tác giả đặc biệt bày tỏ lòng yêu thích của mình với giai đoạn Trung cổ bằng cách đi sâu vào phân tích cái đẹp của thời kỳ này, dưới góc độ ánh sáng và màu sắc. Mặc dù tồn tại tới tận ngày nay một định kiến phổ biến rằng Trung cổ là một thời đại “tối tăm”, “thời đại đen tối” thì người Trung cổ lại tự coi mình sống trong một môi trường đầy ánh sáng.
Các chương V-VI-VII-VIII đề cập đến nét đẹp của một đối tượng nghiên cứu cụ thể: cái đẹp của cái xấu, người phụ nữ, vệ nữ, các quý nương và anh hùng,... Mỗi đối tượng ở vào mỗi thời kỳ lại được con người khắc họa theo một tiêu chuẩn riêng. Đến cái xấu cũng có nét đẹp của riêng nó. Ở đó, tác giả chỉ rõ rằng “Cái xấu cần cho cái đẹp”...
Các phần còn lại của cuốn bách khoa thư được Umberto Eco dành cho ba giai đoạn quan trọng: Thế kỷ 18, thế kỷ 19 và thế kỷ 20.
Nhắc đến cái đẹp của thế kỷ 19, tác giả đi sâu vào cái đẹp lãng mạn trong Chủ nghĩa lãng mạn, cái đẹp trong tôn giáo và những cái đẹp mới,...
" alt=""/>Liệu cái đẹp và cái tốt có phải là một?Trước đó, đầu tháng 11, lãnh đạo tỉnh đã có cuộc họp với Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt và Công ty cổ phần Đầu tư Danh Khôi Holdings về tình hình triển khai các dự án. Kết luận nêu các dự án chưa hoàn thành đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, việc giải quyết còn chậm, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và môi trường đầu tư của tỉnh.
Lãnh đạo tỉnh thống nhất với đề xuất của Ban Quản lý Khu kinh tế về việc tạm dừng giao dịch các lô đất mà nhà đầu tư chưa chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân. Quyết định này áp dụng đến khi nhà đầu tư hoàn thành công trình hạ tầng kỹ thuật, nghĩa vụ thuế, kê khai và nộp đủ lệ phí trước bạ nhà, đất.
Cụ thể, công ty Phát Đạt và Danh Khôi được yêu cầu hoàn thành công trình điện, nước tại phân khu số 2, 4, 9 trong tháng 11/2024 và sửa chữa, bảo dưỡng các hạng mục xuống cấp trước ngày 30/6/2025. Doanh nghiệp phải hoàn tất hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi của các hạng mục còn lại cũng như thủ tục đầu tư Khu thung lũng xanh để triển khai vào tháng 2/2025.
Tỉnh Bình Định cũng yêu cầu hai đơn vị trên chịu trách nhiệm trả lời các nội dung đơn thư kiến nghị của các hộ dân với cam kết đầy đủ. Nội dung phản hồi gửi về Ban Quản lý Khu kinh tế để theo dõi, hoàn thành trong tháng 11/2024.
Ban Quản lý Khu kinh tế phải kiểm tra, giám sát việc triển khai theo các mốc thời gian nêu trên. Nếu quá thời hạn mà chưa hoàn thành, đơn vị xem xét biện pháp xử lý.
Đình Nhật Tảo (phường Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội), hiện đang lưu giữ một chiếc chuông là Bảo vật Quốc gia. Hằng ngày, các cụ cao niên trong làng trông coi cẩn thận và phải di chuyển chiếc chuông đi những nơi khác nhau mỗi khi tối đến, để đề phòng kẻ gian lấy trộm.
![]() |
Để vào được bên trong nơi cất giữ chiếc chuông phải được sự đồng ý của ông chủ từ và Trưởng ban Di tích đình Nhật Tảo. Phải qua 3 lớp của khóa mới đi được vào nơi cất giấu chiếc chuông - Bảo vật Quốc gia mới được Chính phủ công nhận ngày 15/1/2020.
![]() |
Theo ông Đặng Văn Đường, người trông giữ cho biết, quả chuông nặng 15kg nên có thể di chuyển rất dễ dàng. Chỉ có rất ít người được biết chỗ cất giấu vì kẻ gian đã vào đình nhiều lần hòng lấy trộm nhưng không thành.
![]() |
Ông Nguyễn Lâm Thao, 84 tuổi, Trưởng ban Di tích đình Nhật Tảo (bên trái) cho biết: “So với những quả chuông quý khác, chuông Nhật Tảo bé hơn về kích thước nhưng giá trị thời gian rất lớn, quả chuông này được đúc vào năm 984 thời Ngô Quyền. Chuông được đúc theo lối thượng thu hạ thách (trên thon, dưới nở).”
![]() |
"Quá trình lưu giữ, người dân không biết đây là báu vật, chỉ coi như những quả chuông đánh bình thường. Từ năm 1994 chúng tôi đề nghị công nhận đình là Di tích lịch sử, Bộ Văn hóa mới cử người về kiểm kê tất cả các vật trong đình để lập hồ sơ công nhận di tích.
Trong quá trình kiểm kê đã phát hiện ra quả chuông này là quả chuông cổ. Từ đó chúng tôi cử người trông coi cẩn thận", Trưởng ban Di tích cho hay.
![]() |
Cũng theo ông Thao, từ khi phát hiện quả chuông là báu vật của Hà Nội, có nhiều kẻ gian nhòm ngó. Rất nhiều lần chúng bẻ khóa đình vào lấy nhưng bất thành.
Cách đây khoảng 8 năm, có một lần, giữa ban ngày có 2, 3 kẻ gian đỗ ô tô trước cửa đình, chúng bẻ gẫy 3 lớp khóa nhưng khi vừa nhấc chuông lên, tạo ra tiếng động thì bảo vệ phát hiện. Chúng nhảy qua hàng rào thoát thân.
![]() |
"Từ đó cho đến nay, đêm đến chúng tôi phải di chuyển quả chuông đến những địa điểm khác nhau. Khi thì ở bên trong đình, khi thì ở những vị trí khác bên ngoài đình, chỉ có 1 – 2 người biết", ông Thao nói.
![]() |
Quả chuông nặng 15kg, cao 0,32m, đường kính miệng 0,19m. Chất liệu đồng pha vàng.
![]() |
Chỉ tay vào quai chuông, ông Thao cho biết, những quả chuông khác, quai để treo là hình ảnh con rồng cuốn, riêng quả chuông này quai lại là hai con thú có sừng đấu vào nhau, tạo thành núm treo chuông.
![]() |
Thú có đầu to, mắt lồi, hai sừng thẳng, bờm ôm sát đầu, thân có vảy, hai chân và miệng ngậm tỳ xuống đỉnh chuông, tạo thế vững chắc cho quai chuông. Chỏm quai tạo hình núm tròn dẹt nhô lên. Đỉnh chuông bằng, vai xuôi, thân hình trụ, miệng loe có gờ, thành chuông dày.
![]() |
Thân chuông được phân cách bởi 5 đường đúc nổi ngang dọc, tạo thành 8 ô, phần trên là 4 ô hình thang đứng, phần dưới là 4 ô hình chữ nhật. Nằm giữa 5 đường đúc nổi nêu trên là 4 núm gõ (để đánh chuông), núm tròn tạo hình bông hoa nở, xung quanh có 12 cánh hoa.
![]() |
Phần trên của mặt ngoài chuông khắc chìm chữ Hán theo lối chữ chân - khắc một bài minh gồm 211 chữ, còn khá rõ, phủ kín cả 4 ô hình thang và khoảng trống giữa những đường đúc dọc.
![]() |
Minh văn trên quả chuông còn cho chúng ta biết đến một tổ chức hành chính xã – thôn – huyện, xuất hiện ở nước ta khá sớm, cùng với đó là những chức danh, đạo giáo ở nước ta vào thế kỷ thứ X.
![]() |
Theo Trưởng ban Di tích, hiện tại có một số nơi trưng bày chuông Nhật Tảo nhưng đó chỉ là phiên bản mô phỏng. “Chuông chỉ được đem ra bày ở đình vào 2 dịp là hội làng (tháng Hai) và giỗ tổ đình (tháng Chín) vào những năm chẵn, năm trọng.
Quá trình giữ gìn quả chuông là sự chung sức của cả dân làng Nhật Tảo. Cứ 3 tháng, chúng tôi lại kiểm tra và đem chuông ra ngoài lấy linh khí của trời đất”, ông Thao nói.
Từ nhiều năm nay, các cô gái, chàng trai ở thôn Đông Lâm và Nga Trại (xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) không kết hôn với nhau vì một lý do đặc biệt.
" alt=""/>Hà Nội có một bảo vật, tối nào cũng phải đem đi cất giấu